« Back to Resources

Quyền và giới ở Việt Nam (Rights and Gender in Vietnam)

Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Quyền bình đẳng được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, nhất là quyền bình đẳng trong lĩnh vực pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt giới tính, tôn giáo, giàu nghèo… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau. Mặc dù pháp luật quy định như vậy, nhưng trong cuộc sống thực tế, nhiều quyền của người phụ nữ thường không được thực hiện. Đặc biệt đối với với những quyền sở hữu tài sản, là những thứ gắn rất chặt với các tập tục văn hóa và chuẩn mực. Hợp phần này nhằm giúp các TNV hiểu rõ thêm về quyền con người, các quyền liên quan tới tài sản và đất đai, và những nội dung mà luật pháp nước ta nói về bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Hợp phần này cũng tạo điều kiện để học viên có thể thảo luận sâu hơn những suy nghĩ của mình về bình đẳng giới và mối liên hệ giữa văn hóa và quyền của phụ nữ.

Các Luật quy định về Quyền và vấn đề Giới bao gồm:

● Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

● Bộ Luật Dân sự

● LuậtHôn nhân và Gia đình

● Luật Bình đẳng giới

Bình đẳng giới không phải là một yếu tố mới trong pháp luật Việt Nam.Hiếnpháp năm 1946 quy định rằng phụ nữ và nam giới bình đẳng với nhau về mọi mặt, phụ nữ bình đẳng như nam giới trước pháp luật cũng được đề cập trong Hiến pháp năm 1959 , Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sử đổi, bổ sung năm 2001)4 và Hiến pháp năm 20135 . Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006 cũng nhấn mạnh quyền bình đẳng của phụ nữ tại Việt Nam được nâng lên về chất lượng. Luật bảo hiểm xã hội (2006), Luật cư trú (2006), Luật phòng chống bạo lực gia đình (2007), Luật quốc tịch (2008) cũng có những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Theo đó người phụ nữ có các quyền: Quyền bình đẳng; quyền tự do ngôn luận; quyền lao động; quyền hưởng các chế độ an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; quyền bầu cử, ứng cử vào các bộ máy Nhà nước, quyền tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước; quyền tự do tín ngưỡng; quyền bất khả xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm.

Download
Share:      
Uploaded on: Jun 10, 2016
Year Published: 2015


Resource Tags

Resource Type: Practitioner Resources Issues: Community / Customary Land Rights, Gender-based violence, Women's Rights Tool Type: Training Resources & Popular Education Languages: Vietnamese Regions: Vietnam